Làm máy in 3D nên hay không đang là băn khoăn của rất nhiều người. Liệu việc này có mang lại kết quả như ý muốn hay tồn tại những bất cập nào? Muốn tìm ra câu trả lời chi tiết bạn nên dành thời gian đọc ngay bài viết dưới đây. Những phân tích từ Thinking chắc chắn sẽ mang lại cho độc giả nhiều kiến thức hữu ích.
Cấu tạo của một máy in 3D tự chế
Trước khi làm máy in 3D bạn cần nắm rõ những bộ phận cũng như cấu tạo của thiết bị. Theo đó, một sản phẩm hoàn thiện sẽ bao gồm những phần sau:

Máy in 3D tự chế có nhiều bộ phận khác nhau
Cấu tạo của máy in 3D tự chế |
Chi tiết |
Làm máy in 3D cần có hệ khung đỡ |
Hệ khung đỡ bao gồm các bộ phận:
– Khung máy: Phần khung có thể làm bằng chất liệu cũng như hình dáng khác nhau như gỗ ép, mica, thép không rỉ. – Khớp nối: Có vai trò nối giữa khung cơ khí thường làm bằng nhựa ABS nhằm tăng tính chịu lực cho sản phẩm. |
Hệ truyền động |
– Bao gồm các thanh hướng chuyển động x, y, z: Trong đó có cả thanh trượt – bạc trượt, trục vít me – đai ốc, dây đai răng(truyền cơ năng từ động cơ sang các cơ cấu chuyển động).
– Động cơ: Thường được sử dụng là động cơ bước. |
Bộ đùn nhựa in |
– Đầu phun nhựa bán theo bộ.
– Cơ cấu kéo sợi nhựa: Có hai bánh răng dùng để truyền động và kéo nhựa in. |
Bàn in |
– Có tên gọi khác là bệ đỡ mô hình được bày bán nhiều trên thị trường với từng bộ.
– Có thể lựa chọn bàn in theo sở thích nhưng cần biết cách cân chỉnh độ bằng, phẳng, cơ cấu giảm xóc, độ ma sát để mô hình không bị xê dịch khi tạo mẫu. |
Bộ điều khiển |
– Nên sử dụng bộ Bo mạch điều khiển máy in 3D nếu không có kiến thức về điện tử phiên bản Ramps 1.4.
– Muốn máy in hoạt động hiệu quả cần có: + Nạp trình điều khiển: Đưa mã nguồn vào bo mạch. + Lập trình tạo mẫu: Mô hình thiết kế 3D trên máy tính. – Thiết lập phần mềm có khả năng đọc được mô hình thiết kế 3D ở định dạng lưới. |
Bộ nguồn |
Cung cấp năng lượng điện cho máy in 3D hoạt động. |
Có nên tự làm máy in 3D? Lý giải từ chuyên gia
Trên thực tế, trên nền tảng Internet hiện nay có nhiều video hướng dẫn làm máy in 3D. Tuy nhiên, việc này việc này đang được các chuyên gia lý giải như sau:

Các chuyên gia khuyên bạn không nên tự làm máy in 3D
- Tự chế máy in 3D phải có kiến thức kỹ thuật cơ bản.
- Làm máy in 3D cần phải tự căn chỉnh và kiểm định máy. Người dùng cần phải thử nghiệm nhiều lần mới có thể đưa vào sử dụng và hoạt động ổn định.
- Có thể thiếu hụt chi tiết làm máy không đầy đủ chức năng.
- Quá trình vận hành có thể gặp vấn đề mà không có sự trợ giúp chuyên môn. Điều này vô tình gây ra tình trạng chán nản, muốn bỏ cuộc gây mất thời gian lẫn tiền bạc.
Như vậy, việc làm máy in 3D có thể thực hiện được vì bạn dễ dàng tìm mua các phụ kiện trên thị trường. Thế nhưng, thiết bị sẽ hoạt động kém ổn định cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Thậm chí, bạn còn mất thêm nhiều thời gian mới vận hành cũng như sử dụng sản phẩm tự chế.
Hiện nay, Thinking đang là nơi cung cấp nhiều thiết bị chất lượng, giá tốt. Thay vì làm máy in 3D bạn có thể kết nối với chúng tôi để tìm mua các sản phẩm chính hãng. Tin rằng qua những gì công ty mang lại sẽ khiến cho mọi khách hàng hài lòng.