Đánh Giá Máy In 3D Elegoo Centauri Carbon
Máy in 3D CoreXY đầu tiên của Elegoo mang đến khả năng in ấn vượt trội với nhiệt độ cao cấp và khung vỏ kín cao cấp tạo cảm giác chuyên nghiệp.
Ban đầu là CoreXY. Sau đó là in màu. Trong khi các xu hướng máy in 3D giá rẻ liên tục đổi mới, Elegoo lại có phần chậm chân. Chính vì vậy, để Centauri Carbon — chiếc máy in 3D CoreXY đầu tiên của Elegoo, ra mắt năm 2025 — tạo được dấu ấn, nó buộc phải thực sự ấn tượng ngay từ những lần in đầu tiên.
Và sau gần hai tuần thử nghiệm in liên tục, chúng tôi có thể khẳng định: nó thực sự ấn tượng. Không phải là hoàn hảo tuyệt đối (máy in nào cũng sẽ có điểm trừ), nhưng dù khó có thể xem Centauri Carbon là một cột mốc lịch sử trong giới máy in để bàn, người dùng có lẽ sẽ mải mê trầm trồ trước tốc độ làm nóng đầu in hơn là để ý đến khuyết điểm của nó. Đây là một “chiếc hộp xám nhỏ” mạnh mẽ, nhanh nhẹn và đa năng, xứng đáng trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy cho các dự án in 3D.
Tổng Quan Nhanh
-
Thời điểm ra mắt: Năm 2025
-
Kích thước bàn in: 256 x 256 x 256 mm
-
Nhiệt độ tối đa: 320°C (đầu in) / 110°C (bàn in)
-
Bề mặt in: Hai mặt sử dụng — một mặt bám dính cao dành cho PLA, mặt còn lại phù hợp với PLA, PETG và TPU
-
Tính năng nổi bật:
-
Buồng in kín hoàn toàn
-
Đầu in làm nóng nhanh
-
Bàn in gia nhiệt cực nhanh
-
Đầu phun bằng thép cứng được trang bị tiêu chuẩn
-
Công Nghệ Bên Trong

Khi khởi động Centauri Carbon, người dùng sẽ được chào đón bằng một trình hướng dẫn cài đặt trực quan và thân thiện, giúp bạn nhanh chóng thiết lập và đưa máy vào hoạt động một cách dễ dàng.
Elegoo đã trang bị cho Centauri Carbon một bàn in sử dụng nguồn AC với khả năng gia nhiệt cực nhanh, đạt đến 110°C, cùng với đầu đùn gốm 60W có thể nhanh chóng đạt đến 320°C. Đầu phun lõi thép cứng được trang bị sẵn theo máy, cho phép máy in xử lý tốt các vật liệu nhiệt độ cao như PC, ASA, cũng như các vật liệu mài mòn – mà không cần nâng cấp gì thêm.
Điểm nổi bật nhất về hiệu năng của Centauri Carbon chính là khả năng gia nhiệt bàn in cực kỳ ấn tượng, gần như “ép nhiệt” để đạt đến mức cần thiết một cách ngoạn mục. Trong một so sánh không chính thức với Bambu Lab X1E mà chúng tôi có sẵn trong phòng test, Centauri Carbon đã thắng trong mọi lần “đua nhiệt” từ nguội đến sẵn sàng in – mà không cần cân bàn (bed leveling) hay các bước chuẩn bị phức tạp khác.
Tuy nhiên, lợi thế này dần mất đi khi đến phần cân bàn – máy thực hiện quét toàn bộ bề mặt in khá chậm để tạo lưới bù nhiệt lớp đầu tiên, khiến thời gian khởi động bị kéo dài.
Việc tích hợp cân bàn cục bộ như tính năng Klipper Adaptive Meshing Purging (KAMP) sẽ rất hữu ích trong trường hợp này — nhưng, như chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn ở phần sau, điều đó hiện chưa khả thi với mẫu máy này.

Máy in 3D Elegoo Centauri Carbon (Nguồn: All3DP)
Elegoo Centauri Carbon mặc dù máy có hiển thị nhiệt độ buồng in và cho phép điều khiển quạt điều tiết nhiệt độ bên trong, nhiệt độ tỏa ra từ bàn in hiếm khi đủ cao để làm nóng buồng đến mức tối ưu cho các vật liệu như Polycarbonate. Điều này đôi khi dẫn đến các tình huống “nửa vời”, khiến chúng tôi không thực sự yên tâm về khả năng in thành công.
Về lý thuyết, bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh đoạn G-code khởi động để thêm một pha “ngâm nhiệt” (heat-soaking) bằng cách giữ bàn in ở nhiệt độ cao trong vài phút để làm nóng buồng in trước khi bắt đầu in. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thử nghiệm giải pháp này. Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi buộc phải in ở ngưỡng nhiệt cao nhất của dải nhiệt liệu để đảm bảo khả năng bám lớp và liên kết tốt giữa các lớp in.
Một quạt phụ được bố trí ở phía sau buồng in cho phép tăng tốc độ in khi làm việc với PLA. Các profile cài sẵn trong phần mềm Elegoo Slicer (dựa trên Orca Slicer) có tốc độ đùn tối đa khoảng 21 mm³/s cho PLA và PLA tốc độ cao. Tuy nhiên, theo bảng thông số từ Elegoo, đầu đùn của máy có thể đạt lưu lượng tối đa 32 mm³/s, cho thấy vẫn còn dư địa để thử nghiệm tăng tốc độ in nếu sử dụng vật liệu phù hợp.
Phía sau buồng in có một miếng chổi silicon làm sạch đầu phun, đặt cạnh ống xả vật liệu thừa. Centauri Carbon sẽ tự động xả vật liệu mỗi khi thay nhựa, và phần vật liệu dư này sẽ rơi ra ngoài phía sau máy. Theo mặc định, hệ thống hoạt động khá hiệu quả trong việc giữ đầu phun sạch sẽ trong quá trình in.

Đường dẫn sợi nhựa trên Centauri Carbon được thiết kế khá dễ tiếp cận, thuận tiện cho việc nạp và tháo nhựa (Nguồn: All3DP)
Thiết kế của Centauri Carbon mang lại cảm giác chắc chắn và đáng tin cậy, với khung thép vững chãi kết hợp cùng thân máy bằng nhôm và kính, tạo nên một trong những điểm mạnh cốt lõi của chiếc máy in này: nó mang lại cảm giác cao cấp và dễ chịu khi sử dụng.
Tuy nhiên, trải nghiệm “cao cấp” này có phần bị giảm sút nhẹ khi giá treo cuộn nhựa, được gắn trên vách bên khá mỏng, có hiện tượng bị võng xuống khi bạn lắp một cuộn nhựa nặng trên 1kg.
Việc mở hộp máy in khá đơn giản — chỉ có một vài ốc cố định bàn in phục vụ cho quá trình vận chuyển, kèm theo vật liệu xốp bảo vệ các bộ phận khác bên trong hộp.
Phía trước thân máy là giao diện cảm ứng (touchscreen) phản hồi nhanh, đặt thấp để dễ thao tác, kết nối qua một dây cáp mỏng dạng flat-flex, bạn cần cẩn thận khi lắp đặt để tránh làm hư hỏng.
Ngay bên cạnh màn hình là cổng USB loại A tiêu chuẩn, cho phép bạn truyền file in trực tiếp từ máy tính sang máy in. Ngoài ra, máy cũng được tích hợp bộ nhớ trong 8GB (eMMC), giúp lưu trữ và truy cập nhanh các bản in thường dùng mà không cần thiết bị ngoài.
Trải Nghiệm In Thực Tế

Biểu tượng test print kinh điển – tháp Eiffel – được nạp sẵn trong máy và là minh chứng rõ nét cho khả năng xử lý chi tiết tinh xảo và kiểm soát rút sợi tốt của Centauri Carbon. (Nguồn: All3DP)