Quy trình sử chung khi sử dụng máy in 3D
Máy in 3D ngày này đang trở nên cực kì phổ biến, cực kì dễ tiếp cận. Các mẫu máy in 3D cá nhân phổ biến nhất hiện nay có thể kể tới như Ender 3 Pro, Ender 3 V2, Biqu B1, Mega Zero,… Tuy đa dạng là thế nhưng quy trình chung khi sử dụng máy in 3D là rất giống nhau. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một cách cơ bản nhất quy trình sử dụng 1 máy in 3D cá nhân
Sơ đồ quy trình chung cho in 3D
1. Mẫu 3D
Để in 3D được thì việc đầu tiên là các bạn cần phải chuẩn bị cho mình một mẫu 3D. Các mẫu 3D dùng cho in 3D thì thường có đuôi là STL hoặc OBJ
Để có mẫu 3D này thì các bạn có thể tự thiết kế, mua thiết kế, hay lấy file 3D miễn phí trên mạng
-
Thiết kế file 3D
Với các bạn đã có nền tảng kiến thức về thiết kế, hoạt động chuyên ngành về thiết kế, hay chỉ đơn giản là có đam mê thôi thì đều có thể thiết kế các file 3D theo ý của mình. Từ cơ khí, kĩ thuật, cho đến mĩ thuật, nội thất, kiến trúc,…đều có các phần mềm chuyên nghiệp phục vụ thiết kế 3D và đều hỗ trợ xuất file STL, OBJ. Có thể kể ra ở đây các phần mềm nổi bật như SolidWork, Catia, NX cho dân cơ khí, kĩ thuật, hay phần mềm ZBrush, 3DMax, Maya cho dân đồ họa, nội thất.
Ngoài ra, các bạn có thể in 3D từ 1 chi tiết có sẵn nhờ thiết kế ngược. Bạn tham khảo thêm về thiết kế ngược tại đây
-
Thuê người thiết kế, mua thiết kế, lấy file 3D miễn phí
Với các bạn không chuyên về thiết kế, không muốn bỏ thời gian để mày mò học phẩn mềm thiết kế thì có thể đi thuê các freelancer thiết kế theo ý của mình. Chi phí để thuê của không quá cao, phụ thuộc vào mức độ chi tiết mà các bạn yêu cầu
Các bạn cũng có thể tìm mua các mẫu 3D hay đơn giản là tải các mẫu miễn phí có rất nhiều trên mạng. Tham khảo bài viết: Top 10 trang web download mẫu cho in 3D
2. Phần mềm cắt lớp
Sau khi có mẫu 3D thì việc tiếp theo là tải nó vào phần mềm cắt lớp và để phần mềm này xử lý, xuất ra file Gcode. Các phần mềm cắt lớp phổ biến nhất hiện nay có thể kể tới là Simplify3D, Cura
Tại bước này các bạn sẽ cần thiết lập các thông số cho quá trình in như chiều cao lớp in, số lớp in, cách in, tốc độ,… Để hiểu hơn về ý nghĩa các thông số cũng như cách thiết lập chúng, cách sử dụng các phần mềm Cura, Simplify3D các bạn tham khảo bài hướng dẫn sau
Phần mềm Cura
Phần mềm Simplify3D
3. In 3D
Với file Gcode được xuất ra từ phần mềm cắt lớp. Các bạn copy vào thẻ nhớ, cắm vào máy in, in thôi. Ở bước cuối cùng này chúng ta sẽ cần để ý đến cân bàn, lớp in đầu tiên, thay nhựa hay dự tính số lượng nhựa còn lại. Nếu máy in đã hoạt động ổn định thì bạn có thể để mặc nó ở đó, lúc quay về chỉ việc lấy sản phẩm ra thôi
Nếu bạn vẫn còn vướng mắc gì trong quá trình sử dụng, có thể liên hệ với 3DThinking. Chúng tôi có đội ngũ kĩ thuật có thể giải quyết các vấn đề của bạn.
Chúc các bạn có những sản phẩm tuyệt vời với máy in 3D!